Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Điều trị và ngăn tình trạng rạn da

Thật khó để tìm được một người phụ nữ không có vết rạn da nào. Thế nên, nếu bạn sở hữu vòng 2 với những vết rạn da chằng chịt, bạn cũng không nên tự ti về bản thân mình.
Với một vài giải pháp ngừa và điều trị rạn da có thể đây sẽ không còn là vấn đề với bạn.

1. Nguyên nhân gây rạn da
Nói cách khác, khi làn da của bạn không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của cơ thể, khiến cho da căng và gây rạn da.
Cụ thể hơn, việc tăng cân nhanh chóng chính là một nguyên nhân phổ biến khiến các vết rạn da xuất hiện. Mặt khác, việc giảm cân nhanh chóng cũng làm cho vết rạn da xuất hiện nổi bật hơn trên cơ thể bạn.
Cùng với đó, các vết rạn da cũng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, người trong độ tuổi dậy thì. Các nguyên nhân khác được biết đến về rạn da bao gồm các rối loạn nội tiết và sử dụng thuốc steroid. Và tất nhiên, di truyền cũng đóng vai trò trong việc xuất hiện rạn da.
Thông thường thì các vết rạn da phổ biến có thể tìm thấy trên các bộ phận như bụng, đùi, mông, hông, ngực và cánh tay.



2. Nên điều trị rạn da sớm
Nếu muốn loại bỏ các vết rạn da, tốt nhất nên áp dụng các giải pháp điều trị rạn da ngay khi chúng mới hình thành, khi chúng có màu tím. Một khi vết rạn chuyển sang màu trắng, quá trình điều trị có thể mất đến vài tháng mà không mang lại hiệu quả như ban đầu.

3. Áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ
Trước hết, các bạn cần biết phương pháp điều trị rạn da tại chỗ có thể sẽ chỉ mang đến hiệu lực phần nào. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nên thử.
Các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho vết rạn da là vitamin C, retinoids và axit trái cây. Các loại kem như Tretinoin (Retin-A), adapalene (Differin) và tazarotene (Tazorac) hữu ích cho các vết rạn da dưới 6 tuần. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng loại các kem trên nếu đang mang thai cho con bú.

4. Phương pháp điều trị Laser
Cho dù bạn gặp những vết rạn da mới hay cũ, điều trị bằng laser có thể mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều này lại khá tốn kém cả thời gian lẫn cả tiền bạc.
Với những vết rạn da mới xuất hiện, điều trị bằng laser có thể giúp cải thiện lại màu sắc. Cụ thể hơn, điều trị Laser với bước sóng 585nm hoặc tia laser YAG có bước sóng 1064nm có thể cải thiện lại sự xuất hiện của các vết rạn da trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian từ 4-6 tuần.
Với những vết rạn lâu ngày, chúng thường khó điều trị hơn. Bạn cần đến phương pháp điều trị laser excimer có bước sóng 308nm. Những tia laser này kích thích sản xuất collagen và elastin, giúp các vết rạn da mờ dần.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thẩm mỹ uy tín để điều trị bằng laser, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp không may chọn địa chỉ kém chất lượng, việc điều trị bằng laser có thể dẫn đến sẹo và rạn da tồi tệ hơn.

Bạn có thể tìm hiểu về cách trị sẹo bằng công nghệ mesotherapy như thế nào.

5. Điều trị siêu mài mòn da (microdermabrasion)
Đây không chỉ là giải pháp giúp loại bỏ các nếp nhăn và nhược điểm trên da, Microdermabrasion còn được sử dụng để điều trị rạn da. Microdermabrasion hoạt động bằng cách nhẹ nhàng loại bỏ lớp trên cùng của da để thúc đẩy sự phát triển của da.

6. Phòng ngừa rạn da
Để phòng ngừa rạn da, hãy sử dụng kem chứa bơ ca cao, vitamin E hoặc axit glycolic. Ngoài ra, khi da được giữ ẩm thường xuyên, có đủ độ ẩm cần thiết, tình trạng rạn da cũng sẽ được giảm đi. Cùng với đó, bạn cần chú ý hơn đến việc kiểm soát cân nặng của mình để tránh tình trạng tăng cân trong thời gian ngắn.

Cuối cùng, một số loại thuốc cũng gây ra các vết rạn da. Do đó, hãy xin tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét